Thông tin việc làm trên các Báo Tuổi Trẻ, Báo Người Lao Động, Báo Thanh Niên...

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Bí quyết tìm việc làm qua Internet

Từ lâu mạng Internet đã giúp cho mọi người tìm được việc làm dễ dàng hơn. Internet cho phép người tìm việc truy cập vào cơ sở dữ liệu của các công ty, gửi sơ yếu lý lịch lên các website chuyên về việc làm cũng như gửi sơ yếu lý lịch tới các nhà tuyển dụng qua đường thư điện tử.
Web còn là nơi các nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng cử viên cho những vị trí còn trống trong công ty mình. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn có cơ hội tìm việc trên mạng dễ dàng hơn:

• Sử dụng những từ khoá trong sơ yếu lý lịch
Khi gửi sơ yếu lý lịch lên mạng, bạn hãy khéo léo cài những từ khoá cần thiết như những từ liên quan tới nghề nghiệp hoặc công việc bạn đang tìm kiếm vào trong bản sơ yếu lý lịch. Với từ khoá, bạn sẽ tăng cơ hội để sơ yếu lý lịch hiện lên màn hình của nhà tuyển dụng một cách nhanh nhất. Chỉ nên sử dụng từ 5-10 từ khoá, nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến bản sơ yếu của bạn trở nên cứng nhắc.

• Hãy lợi dụng “các nhà môi giới việc làm”
Nhiều công ty và các website việc làm có sử dụng chương trình tìm kiếm việc làm phù hợp với yêu cầu của bạn. Ứng cử viên chỉ cần nhập loại công việc cần tìm và hệ thống này sẽ thông báo cho bạn (thường là qua thư điện tử) mỗi khi có vị trí thích hợp. Ứng cử viên phải trả lời càng nhanh càng tốt.

• Tìm kiếm hàng ngày
Bạn phải truy cập Internet hàng ngày để tìm kiếm những cơ hội việc làm và trả lời ngay khi tìm được thông tin. Trả lời nhanh bạn sẽ có cơ hội thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

• Sử dụng Internet để nghiên cứu chứ không đơn thuần tìm kiếm việc làm Nộp đơn xin việc qua mạng dường như khiến quá trình tìm việc dễ dàng hơn nhưng không nên vì thế mà lười nhác. Bạn hãy sử dụng Internet để tìm hiểu về công ty mà bạn nộp đơn. Qua đó bạn sẽ biết tình hình hoạt động của công ty và những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi tham dự phỏng vấn.

• Viết sơ yếu lý lịch thích hợp
Nhiều công ty yêu cầu ứng cử viên gửi sơ yếu lý lịch dưới dạng điện tử, thường là điền vào mẫu trực tuyến của công ty. Không nên để trống một ô nào, nếu không có dữ liệu, nhà tuyển dụng sẽ loại bỏ sơ yếu lý lịch của bạn. Nếu bạn biết công ty đang tìm kiếm ứng cử viên theo tiêu chuẩn nào thì hãy mô tả trong sơ yếu lý lịch những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan tới công việc. Đừng quên viết một lá thư gửi nhà tuyển dụng chứ không chỉ đơn thuần bấm nút “Gửi” để gửi sơ yếu lý lịch.

• Gửi sơ yếu lý lịch qua thư điện tử (e-mail)
Ngoài việc gửi thông tin qua các công cụ trực tuyến, đừng quên gửi một bản sơ yếu lý lịch tới bộ phận nhân sự của công ty để họ cập nhật vào cơ sở dữ liệu của công ty. Có thể những bộ phận khác cũng có nhu cầu tuyển dụng bạn.

• Hãy sử dụng nhiều Website
Có thể bạn yêu thích một trang web nào đó chuyên về việc làm thì cũng nên mở rộng khả năng tìm kiếm của mình sang những trang web khác. Hãy gửi sơ yếu lý lịch lên một vài trang web khác nhau, nhất là những trang chuyên về ngành nghề công việc mà bạn tìm kiếm.
(Sưu tầm trên net)

Chúc các bạn thành công!
->Đọc tiếp...

Bí quyết hồ sơ xin việc cho SV mới tốt nghiệp

Khi đến với các nhà tuyển dụng, điều đầu tiên mà hầu hết các sinh viên đều bỡ ngỡ đó là cách làm hồ sơ. Đây là vòng sàng lọc, lựa chọn để tuyển vào vòng trong. Theo các trưởng phòng nhân sự, với một chồng lớn hồ sơ trên bàn, nếu người xin việc không có điểm gì nổi bật sẽ "out" khỏi vòng chọn lọc đầu tiên này.

Theo số liệu thống kê tại các trung tâm xúc tiến việc làm, có tới 85% ứng viên đến đăng ký là học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ, THCN... Như vậy thực tế đối tượng này chưa từng tiếp xúc với nhà tuyển dụng, thậm chí còn bỡ ngỡ ngay cả việc viết đơn xin việc.

Hầu hết sinh viên vừa tốt nghiệp đều tỏ ra băn khoăn khi nộp đơn xin việc tại những công ty, doanh nghiệp cần tuyển. Bạn Bích Liên, năm thứ 3, trường ĐH KTQD tâm sự: “Rất nhiều lần em đã thử đến đăng ký nộp hồ sơ tại các doanh nghiệp (DN) nhưng rất khó lọt vào vòng chọn lọc hồ sơ. Điều này rất bất lợi cho bước khởi đầu xin việc”.

Lời khuyên của các nhà tuyển dụng
Đó là vấn đề mà trong bất cứ ngày hội nghề nghiệp hay các buổi giao lưu với các DN đều được các bạn sinh viên đưa ra xin ý kiến. Theo các nhà tuyển dụng phân loại thì có 4 loại hồ sơ họ vẫn gặp khi tuyển dụng.

Thứ nhất, loại hồ sơ theo công thức.
Loại này chiếm đa số. Nội dung thông tin không có gì nổi bật. Trong 100 hồ sơ thì có tới 58 cái giống nhau kỳ lạ, chỉ khác ở thông tin cá nhân. Với loại hồ sơ này, nhiều nhà tuyển dụng đã phải kêu trời bởi sự tẻ nhạt, đơn điệu như photocoppy.

Thứ hai, loại hồ sơ có rất nhiều thông tin về bằng cấp, chiếm khoảng 30%. Với loại hồ sơ này phần nào cũng được chú ý. Tuy nhiên, một người phụ trách tuyển nhân sự của Công ty Viko Glowin nói: Nếu trong hồ sơ với những loại bằng cấp, chứng chỉ với mức độ chênh lệch quá lớn, ví dụ như tiếng Anh chứng chỉ B, tiếng Pháp, Trung chứng chỉ A, bằng tại chức, bằng đại học, văn bằng hai... chẳng biết rõ bằng nào là chính và hầu như không gắn với chuyên môn mà công ty cần thì chắc chắn hồ sơ này sẽ bị gạt sang một bên không thương tiếc.

Thứ ba, loại hồ sơ với những lời lẽ rất tự phụ cùng với ảnh dán trong hồ sơ cười toe toét. Theo như giám đốc nhân sự Viko, rất có thể được xét duyệt vì đây là những hồ sơ rất gây tò mò, nhưng thường cũng dễ làm người ta ghét khi thực tế trực tiếp phỏng vấn, bạn không đủ thú vị đến thế. Họ nghĩ rằng bạn đã đưa mình lên quá cao.
Với loại hồ sơ này khi đã lọt qua vòng chọn lọc, bước vào vòng phỏng vấn, bạn phải tự tin, luôn tươi cười và phải có óc hài hước, thông minh, nếu không bạn sẽ làm cho người tuyển dụng thất vọng. Loại hồ sơ này chiếm khoảng 11%.

Thứ tư, kiểu xin việc không cần hồ sơ và đạt kết quả tới 99,9%.
Họ ung dung đi xin việc bằng miệng và việc có rồi thì mới bổ sung hồ sơ sau. Đây là loại hồ sơ không phải bất cứ ai xin việc cũng dám dùng. Có thể bạn sẽ ăn điểm từ lần “trình làng” đầu tiên nhưng một vài khiếm khuyết không lường trước sẽ đánh gục bạn ngay.
Loại hồ sơ này chỉ những người có năng lực và tự tin dám áp dụng. Nếu được chắc chắn sẽ thành công.
Theo yêu cầu của một Giám đốc Công ty quảng cáo, không nhất thiết trong hồ sơ phải có giấy trắng dấu đỏ chứng nhận đã làm hai, ba năm ở công ty nào đó hoặc liệt kê thật nhiều bằng cấp. Điều quan trọng là tố chất của con người.
Ông Ngô Quý Nhân, phụ trách tư vấn và đào tạo Công ty Guide Idea trong buổi giao lưu trực tiếp với các nhà tuyển dụng do Đoàn trường ĐH Ngoại thương tổ chức đã đưa ra 8 điểm cơ bản khi làm hồ sơ xin việc:

- Thông tin về cá nhân.
- Mục tiêu nghề nghiệp phải nói rõ mong muốn nghề nghiệp của mình, vị trí xin việc, khi nào bắt đầu công việc.
- Hiện nay đang làm việc hay chưa. Nếu đang làm việc cho một công ty nào cũng phải nó rõ vì đây là yếu tố nhà tuyển dụng kiểm tra sự trung thực.
- Học ở đâu ra. Nếu đang học thì khi nào tốt nghiệp.
- Nếu học THPT tại một trường chuyên cũng nên cung cấp.
- Những nghiên cứu đang theo đuổi.
- Có kỹ năng quần chúng, những hoạt động đã tham gia.
- Thông tin rõ cho nơi xin việc về những nơi trước đây công tác như tên, địa chỉ, mức lương...


Cần cung cấp rõ tên cũng như thời gian mà người hướng dẫn đã giúp đỡ bạn trong quá trình làm luận văn, các đề tài nghiên cứu hay trong công việc. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ nâng giá trị của bạn lên. Xác nhận thông tin: ngày, tháng và chữ ký. Theo ông Nhân, đây là “form” rất phổ biến về cơ bản sẽ giúp các SV vững tin khi làm hồ sơ.
Còn theo Giám đốc Công ty vận tải và giao nhận, nếu có thời gian, các bạn sinh viên nên tham gia vào các hoạt động đoàn thể ngoại khoá, đặc biệt là các chương trình giao lưu với nhà DN. Bạn sẽ hiểu được làm thế nào để định hướng được nghề nghiệp trước khi ra trường, cách làm hồ sơ xin việc thành công, được tham gia phỏng vấn thử và cách trả lời phỏng vấn thành công.
Bên cạnh đó, sẽ có được những khái niệm cụ thể về công việc cũng như tạo được sự nhận thức tốt đối với công việc đó. Điều này cũng rất tốt để bạn có được sự năng động, tự tin, khả năng bắt nhập vào đối thoại khi nhà phỏng vấn đưa ra các bẫy.
Theo JobVn/Thông tin việc làm
->Đọc tiếp...

9 cách kiếm tiền tại gia

Mỗi lần nghĩ đến việc kiếm tiền để bảo đảm cuộc sống ắt hẳn bạn sẽ nghĩ đến chuyện ra ngoài bươn chải và bon chen. Tuy nhiên, có những cách kiếm tiền vô cùng độc đáo, sáng tạo mà không cần phải “xuất ngoại”. Dưới đây là 9 cách kiếm tiền như thế! Huấn luyện viên nghề nghiệp Kathy của trung tâm tìm việc NewYork chia sẻ: “Chúng tôi đã dành thời gian nghiên cứu và chọn lọc ra 9 công việc mà theo chúng tôi là có tính khả thi nhất để không chỉ giúp những người trưởng thành kiếm tiền một cách dễ dàng, mà còn giúp các em thanh thiếu niên tập bước những bước đầu tiên vào thế giới kinh doanh. Đó sẽ là bệ phóng cho những ý tưởng tuyệt vời tiếp theo”.  

1. Viết văn, viết báo, viết truyện…
Nếu bạn là người có khiếu viết lách, bạn yêu những điều lãnh mạn hoặc bạn muốn tham gia vào công cuộc phơi bày những góc khuất của xã hội qua lăng kính chủ quan của bản thân. Thì viết văn, sáng tác truyện và viết các chuyên mục trên báo là công việc phù hợp dành cho bạn. Bạn sẽ có thể vừa thỏa mãn sự đam mê vừa kiếm tiền trang trải sinh hoạt hàng ngày. Còn gì thú vị hơn bằng việc ngồi nhà và gặt hái thành quả. 


 2. Nhà nghiên cứu Internet Nhiều trang web hiện nay đang thiếu hụt những người nghiên cứu chuyên sâu về Internet. Bởi, nghiên cứu đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và sự siêng năng thu thập thông tin về một chủ đề cụ thể. Đây sẽ là cơ hội cho những người am hiểu sâu xa về Internet và thường xuyên tiếp xúc với thành tựu bậc nhất của nhân loại. “Một điều đáng chú ý là những người làm nghiên cứu về mạng cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình web và các thẻ HTML. Ngoài ra, một nhà nghiên cứu Internet phải thông thạo về thuật ngữ và biết cách tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc đầu tiên bạn cần làm để bắt đầu công việc của mình là lập một trang web riêng và để trang web hiện diện trên Internet”. Kathy nói.

3. Buôn bán hàng qua mạng Đây là công việc được nhiều bạn trẻ ứng dụng với nhiều kết quả bất ngờ. Bạn có thể vừa ngồi ở nhà vừa giao dịch với khách hàng. Chọn lựa cho mình một mặt hàng yêu thích để buôn bán. Đó có thể là quần áo, giày dép, túi xách hoặc đồ điện, đồ dùng sinh hoạt..tất cả công việc mà bạn phải làm đó là chọn một trang web và đăng ký mua tên miền trên trang web đó để bày bán sản phẩm.

4. Làm nghề thủ công
Rất nhiều xưởng làm đồ thủ công cần thợ có tay nghề và một điều đặc biệt là họ cho phép thợ mang về nhà làm sau một thời gian uốn nắn và hướng dẫn các thao tác. Nếu bạn là một người có kiên nhẫn và khéo léo tại sao lại không thử sức với công việc này. Ngoài ra, rất nhiều bạn thanh thiếu niên chọn cách làm đồ hand-made (đồ tự tạo) để kiếm tiền như làm thiệp, làm hộp quà, hộp bút, vòng tay…Đó quả là một ý tưởng thông minh vì vừa thõa mãn đam mê vừa giúp gia đình, bản thân kiếm thêm thu nhập.

5. Dùng blog để kiếm tiền quảng cáo
Viết blog (nhật ký trực tuyến) có thể đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên dùng blog để kiếm tiền thì ít ai nghĩ tới. Huấn luyện viên Kathy chia sẻ: “ Đây là cách tốt nhất để kinh doanh tại nhà. Bắt đầu với chi phí tối thiểu nhưng hiệu quả lại rất cao. Nếu bạn thu hút được càng nhiều người vào thăm blog, tăng chỉ số view và lượng người truy cập, tự nhiên bạn sẽ thu hút được quảng cáo từ một số đối tượng và “dắt túi” một số tiền kha khá”.

6. Cổ phiếu, trái phiếu và thị trường liên kết Đây cũng là một cách giúp bạn ngồi nhà mà vẫn kiếm được tiền. Tuy nhiên trước khi bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần làm một cuộc nghiên cứu toàn diện về bản chất, cơ cấu của thị trường chứng khoán để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

7. Mở lớp học năng khiếu
Đó có thể là lớp dạy khiêu vũ, dạy múa ba lê, dạy nhảy hoặc bất kỳ môn học nào liên quan đến năng khiếu. Các nguồn lực cần thiết để mở một lớp học đó là một căn phòng rộng (tùy thuộc số lượng học viên), hệ thống âm thanh, đèn chiếu sáng và một giáo viên tài năng.

8. Dạy học (gia sư)
Đây là cách kiếm tiền thiết thực nhất đối với những bạn trẻ (đặc biệt là sinh viên). Bạn có thể dùng chính kiến thức mà mình thu nhận được để giảng dạy cho các thế hệ sau mà không cần qua đào tạo chuyên nghiệp. Yêu cầu cần thiết đối với nghề dạy (gia sư) đó là kinh nghiệm, sự kiên nhẫn, vốn kiến thức và niềm đam mê.

9. Làm thiết kế Kathy nói: “ Nếu bạn được trời phú một đôi bàn tay khéo léo, một cái đầu sáng tạo và một đôi chân nhanh nhạy thì thiết kế sẽ là công việc dành riêng cho bạn. Bạn có thể thiết kế quần áo, giày dép, túi xách, đồ nội thất…và đăng tải những ý tưởng của mình lên một trang web quảng cáo. Hoặc nếu bạn có vốn, hãy mạnh dạn mở một cửa hiệu cho riêng mình. Những thiết kế độc đáo và “có một không hai” của bạn sẽ là tem bảo đảm cho một sự thành công lớn trong tương lai". Theo Dantri
->Đọc tiếp...

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

11 nghề lý tưởng để kiếm bộn tiền tại gia

Bạn muốn khởi nghiệp nhưng không muốn bước chân ra khỏi nhà? Không hề gì, trước mắt đã có 11 nghề cho bạn chọn.

Tư vấn tiếp thị xanh
Shel Horowitz với dịch vụ Xanh và có lợi nhuận (Green and Profitable) Shel Horowitz bắt đầu làm tại nhà từ năm 1981 với công việc tư vấn tiếp thị và các dịch vụ về quyền sở hữu cho các doanh nghiệp xanh. Lúc đầu là tại căn hộ anh thuê ở và sau này là một ngôi nhà bao quanh là núi ở Tây Massachusettes (Mỹ). Hiện tại, Horowitz có khách hàng ở khắp các lục địa, từ Bắc Mỹ, Châu Âu cho tới Châu Á, Ôxtrâylia. “Nếu làm ở văn phòng thì sẽ khó mà có thể dẹp công việc sang một bên và đi dạo trên núi, nhất là khi đang làm dở, bởi áp lực “phải làm cho xong đã” khiến tôi cảm thấy day dứt” – Horowitz giải thích tại sao anh chọn làm việc tại nhà. Với những khách hàng hẹn gặp, Horowitz thường chọn địa điểm là văn phòng của họ hoặc quán cà phê đối diện quán nhà anh. “Quán này có wi-fi, cà phê ngon, bánh ngon. Mọi người đều vui khi được ra đó mà tôi thì cũng đỡ công dọn dẹp nhà sau mỗi lần tiếp khách”.

Bán lẻ trực tuyến
Daniel Alarik với GruntStyle.com Là một cựu trung sỹ huấn luyện trong quân đội Mỹ, Daniel Alarik khá là nhanh thích ứng với hoàn cảnh. Anh khởi nghiệp kinh doanh tại Fort benning, Georgia với dòng trang phục quân đội, lấy tên Grunt Style. Chỉ trong 9 tháng, việc kinh doanh phát triển đến mức anh phải thuê tới 9 nhân viên. Tuy nhiên, khi hết thời gian quân ngũ, anh trở về Chicago và do đó buộc phải giảm quy mô kinh doanh. Hiện nay, Alarik hoàn toàn làm ở nhà. Số hàng trị giá 120,000 USD cũng đang được để ở nhà anh. “Chúng tôi quyết định cho nhân viên nghỉ việc và rời hẳn Georgia để làm ở nhà sau khi tháng nào cũng phải đi 2 lần từ Chicago đến Georgia (hơn 1.300 cây số đường dài). Mới hoạt động được 2 năm nhưng doanh thu của chúng tôi đã đạt tới sáu con số (USD). Làm ở nhà đỡ tốn kém chi phí hơn mà cảm giác là mình chủ động được việc kinh doanh nhiều hơn”.

Làm khách sạn, ra ấn phẩm tư vấn đầu tư du lịch Matt Landau vơi khách sạn Los Cuatro Tulipanes Kiểu người như Matt Landau không phải là nhiều. In 2005, sau khi tốt nghiệp trường đại học Richmond, Landau (người New Jersey) khăn gói quả mướp chuyển đến thành phố Panama (Panama). Khi đang xây dựng trang web đầu tư và du lịch The Panama Report, Landau làm thân với những người chủ của Los Cuatro Tulipanes – một khách sạn mini nằm ở trung tâm Casco Viejo, Panama. Khi họ tỏ ý muốn bán khách sạn, Landau liền nhảy vào mua. Hiện tại, khách sạn này có 8 nhân viên toàn thời gian còn The Panama Report có 4. Vốn có khả năng “đa canh”, Landau, con kiêm thêm cả dịch vụ tư vấn khách sạn. “Thực ra tôi có văn phòng (ở khách sạn), nhưng tôi thích làm tại nhà hơn vì mọi thứ đều thoải mái và yên tĩnh” – Landau cho biết. “Với chi phí nhân công rất thấp, những thứlà người giúp việc, người đưa thư, đầu bếp khá khá là phổ biến và vì thế mà tôi làm việc ở nhà mà cũng chẳng khác mấy ở tổng hành dinh của một công ty".

Sản xuất phim Melissa và Tom Dowler Melissa Dowler và chồng cô, Tom Dowler, điều hành công ty chuyên sản xuất phim tài liệu và quay phim theo yêu cầu cho đám cưới, sự kiện. Công việc luôn được san sẻ đều cả khi đi quay phim và khi làm sửa phim tại nhà. Tại sao không mở văn phòng? “Tiết kiệm được đồng nào hay đồng ý. Dại gì mà bỏ tiền thuê văn phòng” – Melissa trả lời. “Vả lại ‘tổ chim cúc cu’ của chúng tôi cũng rộng rãi, thoải mái, rất lý tưởng cho việc làm ăn”. Theo lời Dowler thì nhà của họ trước kia là studio của một thợ chụp ảnh do đó nó có nhiều ánh sáng và không gian rộng, phù hợp cho việc quay phim tại chỗ khi cần. “Mọi người cứ bảo vợ chồng mà cùng làm việc ở nhà thì dễ ra đụng vào chạm nhưng chúng tôi lại cảm thấy mỗi người đều có không gian riêng của mình và thích cảm giác được làm cùng nhau, đi ăn trưa và tập thể dục cùng nhau” – Dowler chia sẻ.

Thương mại điện tử
Bart Mroz và Bob Brodie thuộc SUMO Heavy Industries Bart Mroz và Bob Brodie điều hành SUMO Heavy Industries - công ty tại Philadelphia chuyên tư vấn, thiết kế giao diện cho các công ty thương mại điện tử. Mặc dù làm ở nhà nhưng công ty của họ kiếm rất được: 500.000 USD doanh thu (năm 2011). Hiện họ có khoảng 20 nhà cung ứng dịch vụ. Cách đây hai năm, khi Mroz mới bắt đầu mở Sumo Heavy Industries, anh ở cùng người bạn cùng phòng. Khi người đó chuyển ra ngoài thì Brodie chuyển tới. Thế là cả hai bọn họ vừa chung phòng vừa chung công việc. Với những doanh nhân khác, vừa làm, vừa ở cùng nhau có thể là điều tối kỵ. Nhưng theo Mroz thì họ lại rất ăn cánh với nhau: “Chúng tôi đều có ý thức phấn đấu cho công việc chung. Thế nên việc ở chung cũng không gây ảnh hưởng gì cho công việc. Chúng tôi có sự tách bạch rõ ràng giữa làm và chơi”.

Tạp chí thương mại
Edith Wagner, tạp chí Reunions Magazine Trước khi ra làm riêng với Reunions - một ấn phẩm chuyên về tổ chức hội họp với 15.000 ấn bản - Edith Wagner từng làm nhiều nghề khác nhau như công tác xã hội, cán bộ bảo trợ thanh thiếu niên, PR. Hiện tại, bà làm ấn phẩm này tại nhà (Milwaukee) với một nhân viên toàn thời gian và vài nhà thầu bán thời gian. Theo Wagner, máu kinh doanh trỗi dậy khi người ta lớn tuổi. “Tôi nghỉ làm PR khi 40 tuổi và cảm thấy cuộc sống như mới bắt đầu. Tôi cũng không dễ “nguội” như nhiều người khác. Chỉ cần công việc sáng tạo hơn là được”. Đã 73 tuổi nhưng Wagner cho biết bà vẫn chưa có ý định nghỉ làm.

Tư vấn PR
Jodi Echakowwitz, Echo Communications Tháng 7/2011, Jodi Echakowitz khai trương Echo Communications, một công ty PR mini chuyên ngành công nghệ thông tin với các khách hàng như BlackBerry Partners Fund, Hitachi Data Systems, và LinkedIn. Xuất thân từ Nam Phi, hiện Echakowitz sống ở Toronto. Bà đang thuê 8 chuyên gia tư vấn PR, tất cả đều làm qua mạng internet. Mục đích chọn làm việc ở nhà của Echakowitz là để giảm chi phí thuê văn phòng từ đó giảm phí dịch vụ, giảm vốn đầu tư. Tuy nhiên, còn có một lý do khác không kém phần quan trọng: “Con tôi bị tự kỷ. Để trông nom con và không ở quá xa trường học của cháu thì cách tốt nhất là làm ở nhà”.

Dịch vụ dọn nhà
Maria Spetalnik, Conquer the Clutter Maria Spetalnik là người sáng lập Conquer the Clutter – một công ty dọn nhà chuyên nghiệp với 5 nhân sự ở Virginia (cách Washing D.C dăm cây số). “Thực tế mà nói, chẳng ai dại gì đi chi tiền đầu tư cho một văn phòng công ty mà nhân viên chẳng bao giờ ở đó” – Spetalnik nhận định. Làm việc ở nhà đôi khi cũng tiện. Scott, chồng Maria và cũng là đồng sáng lập công ty năm 2010, bị gẫy tay cách đây hai tháng và Maria có thể vừa làm vừa chăm sóc chồng cho đến tận khi ông hồi phục.

Tổ chức tiệc
Melissa Lanz, The Fresh 20 Melissa Lanz mở công ty riêng để tránh công việc văn phòng tù túng. The Fresh 20 được khai trương năm 2009. “Lúc đầu tôi thuê văn phòng tại trung tâm thành phố Los Angeles, tự thấy mình quan trọng ghê lắm... Trong suốt 6 tháng, tôi chỉ đến văn phòng đúng …5 lần và cảm thấy mình thật ngu ngốc” – Lanz kể lại. Bà nhanh chóng chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng.“Tôi thích ở nhà với gia đình vào các buổi sáng chứ không muốn ngồi một chỗ 8 tiếng một ngày cho nó ì người ra” – Lanz giải thích thêm. Hiện tại, The Fresh 20 có 9 nhân sự, hầu hết là làm tại nhà. Nếu công việc tiếp tục thuận buồm xuôi gió, công ty sẽ đạt trên 1 triệu USD doanh thu năm 2013.

Mở trang web mua bán Matthew Cheng, eCoupons.com Matthew Cheng sáng lập eCoupons.com năm 2002 ở New Jersey (cách thành phố New York vài cây số) tại chính căn hộ 3 phòng ngủ mà hai vợ chồng anh đang sống (mỗi người làm việc ở một phòng ngủ). Cheng cho biết anh cũng đã thử thuê văn phòng nhưng thấy bất tiện nên thôi. “Ở văn phòng chúng tôi phải về muộn hơn và suốt ngày phải ăn ngoài. Nghe thì có vẻ làm được nhiều việc hơn nhưng cách đó thực sự không có lợi cho sức khỏe và làm chúng tôi cảm rất mệt mỏi” – Cheng giải thích thêm. Nhìn chung, Cheng thích làm việc ở nhà vì vừa chủ động vừa thoải mái. “Là chủ doanh nghiệp nhỏ, tôi hầu như lúc nào cũng phải làm việc. Chính vì thế có mọi thứ ở ngay cạnh mình cũng hay”.

Làm phô mai Rynn và David Caputo, Caputo Brothers Sau một thời gian làm cán bộ quản lý cho Johnson and Johnson, Rynn Caputo cảm thấy mệt mỏi với guồng quay công việc. Vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ trăng mật tại Tahiti, hay vợ chồng Rynn gặp hai đầu bếp, mỗi người đểu có nhà hàng Ý riêng ở Mỹ. “Buổi sáng hôm sau khi ngủ dậy, chồng tôi (David) nói anh ấy muốn theo đuổi công việc đó” – Rynn nhớ lại. Cô cũng cảm thấy thích công việc làm bếp nên cả hai cùng xin nghỉ việc, đăng ký học ở một trường kỹ thuật nấu ăn ở vùng duyên hải phía nam của Ý trong sáu tháng và rồi đi tìm hiểu khắp 20 vùng của Ý. “Bố mẹ chúng tôi cứ nghĩ con họ bị làm sao” – Rynn nói. Cuối cùng, cặp đôi này mua một ngôi nhà bằng đá xây dựng cách đây 193 năm ở vùng nông thôn Spring Grove, bang Pennsylvania. Họ xây thêm một căn cạnh đó để làm xưởng sản xuất phô mai. Tháng 7/211, họ khai trương Caputo Brothers Creamery (Xưởng phô mai anh em Caputo - ý nói hai cậu con trai). Mỗi tuần, Caputo Brothers Creamery sản xuất 300-500 pound phô mai (khoảng 1-2 tạ) để cung cấp cho các cửa hàng lớn như Murry’s. Theo Caputo, công ty đang tăng trưởng với tốc độ phi mã. Theo Trí Thức Trẻ
->Đọc tiếp...

Nghề làm phim quảng cáo: lương cao, mau thành đạt

Nghề làm phim quảng cáo đang được xem là nghề “hot” trong mắt giới trẻ không chỉ vì nhu cầu nhân sự lớn mà còn vì thu nhập cao, mau thành đạt...

Nghề dễ... “ra riêng”
Trong lĩnh vực chuyên môn, người làm phim quảng cáo thường được gọi là producer - nhà sản xuất. Họ lo tất cả mọi việc, từ vật dụng sản xuất đến thiết kế hiện trường, tìm êkíp quay phim, đạo diễn, tổ chức tuyển chọn diễn viên, trang điểm, trang phục, hậu cần...

Bà T. Phạm, người tổ chức sản xuất phim quảng cáo phở Vifon, cho biết để có đoạn quảng cáo ngắn chưa đầy 1 phút trên truyền hình, những người thực hiện đã phải làm việc hết sức vất vả. Chỉ xuất hiện có vài giây cận cảnh mà bộ phim phải dùng hết 30 tô phở. Lúc thì đạo diễn yêu cầu đổi tô phở mới do phải quay đi quay lại nhiều lần nên bánh phở bị nở trương lên; lúc thì bánh phở chưa có độ bóng nên không “ăn hình”; lúc lại vì màu của trái ớt trong tô phở không đạt hiệu quả hình ảnh. Hoặc có lúc phải đổi tô phở mới chỉ vì diễn viên nhí diễn xuất... quá nhiệt tình, ăn “hết vèo” nửa tô...

Chưa hết, để phục vụ cảnh quanh cối xay bột xuất hiện vài giây, người làm phim đã phải huy động cả êkíp lùng sục ở Tiền Giang mấy ngày mới tìm ra một cái cối đá đúng kích thước, màu sắc và kiểu dáng như trong kịch bản.

Ngoài việc chuẩn bị cho hiện trường, công việc của người làm phim quảng cáo còn liên quan đến phần hậu trường dựng phim. Việc hiểu biết về thiết bị chuyên dụng, biết rõ chuyên viên nào sẽ dựng tốt phần 3D, ai có sở trường cho thực phẩm, mỹ phẩm, xe hơi... sẽ giúp cho người làm phim an tâm hơn. Chính vì thế nên những người làm phim quảng cáo kinh nghiệm, uy tín và có khả năng tổ chức tốt luôn có nhiều cơ hội để mở ra những công ty sản xuất phim của riêng mình.

Đạo diễn Scott Hines (Úc) được Công ty Quảng cáo Vyadvertising mời thực hiện một dự án phim quảng cáo, nói: “Khi được hỗ trợ bởi một producer giỏi, đạo diễn chúng tôi rất yên tâm, chỉ chú tâm đến chất lượng nghệ thuật”.

Tự trau dồi tay nghề để không bị đào thải
Có thể nói lương của nhà sản xuất phim quảng cáo không có giới hạn. Vài ngàn USD cho một hợp đồng phim quảng cáo ngắn vài phút là thu nhập trung bình. Thậm chí có những phim lên đến vài chục ngàn USD. Ngoài thu nhập cao, người làm nghề này có thể làm việc cùng lúc cho nhiều công ty mà không sợ bị ảnh hưởng, nhờ làm việc theo kiểu “cuốn chiếu”, miễn sao sắp xếp thời gian hợp lý.

Chưa có trường đào tạo
Trong khi nhu cầu nhân lực cho ngành làm phim quảng cáo trong nước rất lớn thì đào tạo nhân lực cho nghề này còn đang bị bỏ ngỏ; hầu như chưa có trường CĐ, ĐH nào xây dựng chương trình đào tạo để chiêu sinh đào tạo sinh viên theo học ngành làm phim quảng cáo.

Đa số người làm nghề chủ yếu làm theo năng khiếu, kinh nghiệm, “nghề dạy nghề” là chính. Hy vọng trong thời gian, vấn đề đào tạo sẽ được quan tâm hơn.

Ông Vũ Lê Vinh, Giám đốc Vyadvertising, cho biết cạnh tranh trong lĩnh vực làm phim quảng cáo tại Việt Nam đang rất gay gắt. Tuy nhiên, trong khi ngành công nghiệp quảng cáo của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu gia tăng thì nhân lực trong nước cho ngành này lại thiếu hụt.

Đó là lý do vì sao gần đây, khách hàng - nhất là các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước - lại thích chọn producer nước ngoài. Đa phần họ đến từ Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, những quốc gia có ngành công nghiệp làm phim quảng cáo phát triển và chuyên nghiệp hơn Việt Nam.

Cũng theo ông Vũ Lê Vinh, xu hướng người nước ngoài vào Việt Nam làm phim quảng cáo sẽ gia tăng vì nhân lực trong nước yếu thế hơn. Một producer có tiếng tại TP.HCM tâm sự: “Những người làm phim quảng cáo trong nước cũng có một số lợi thế riêng. Nhưng phải công nhận nghề này đang bắt đầu cạnh tranh nhiều hơn bởi có không ít producer nước ngoài đến Việt Nam. Chính vì thế chúng tôi phải tự trau dồi nghề nghiệp để không bị đào thải”.

Để thành công với nghề làm phim quảng cáo, bất kỳ ai cũng phải có một số kỹ năng cơ bản. Đó là giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh), có kiến thức về điện ảnh, hiểu biết quy trình sản xuất phim quảng cáo, có khả năng đàm phán, thuyết phục và quan hệ rộng. Điều đáng mừng là tại Việt Nam, nghề này đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Thực tế là rất nhiều producer trẻ người Việt rất thành công, đi lên bằng chính kinh nghiệm và niềm đam mê công việc. (Nguồn NLĐ)
->Đọc tiếp...

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào đời

Lý do thành công trong sự nghiệp của mỗi người chính là tố chất của người đó có phù hợp với nghề của họ hay không. Nhưng bởi quan niệm phân chia nghề nghiệp ra sang, hèn, cao, thấp nên đôi khi bạn phạm sai lầm chỉ bởi những gì người ta cho là chắc chắn.
Mặc dù nếu cố gắng, con người có thể dần dần thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh, đạt được một ít thành tựu nhất định. Nhưng tố chất đặc trưng của mỗi người không dễ dàng thay đổi trong ngày một ngày hai. Ví dụ: một người không có tố chất thể lực lại quyết tâm trở thành vận động viên thể thao thì biết đến bao giờ…

Cũng vậy, nếu như tố chất học hành chữ nghĩa của bạn là hạn chế, sao bạn vẫn cố theo đuổi mục tiêu khoa bảng? Mục tiêu không phù hợp, không phát huy được hết khả năng, thì sự thành công khiên cưỡng đó chỉ là sự tầm thường nhỏ bé so với công sức và nổ lực của bạn phải bỏ ra.

Tố chất khó thay đổi, nhưng khả năng thì có thể đào tạo được. Nhu cầu xã hội rất rộng nên cần nhiều người cho nhiều nghề khác nhau, việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp không phải là việc quá khó, chỉ sợ đắn đo vì mãi so sánh, sánh so. Nắm vững cuộc đời của mình, đừng lo lắng mình giỏi hay kém hơn người khác mà nên nghĩ xem mình thật sự thích và có những khả năng gì. Chỉ có bạn là người nắm giữ chìa khóa của đời bạn. Lựa chọn là ở nơi bạn. Không ai thật sự là người vô dụng, chỉ đừng chạy theo sang hèn cao thấp mà chọn nghề, đừng so bì, đừng bắt chước, tự tin nhìn lại bản thân, tự khắc bạn sẽ tìm thấy khả năng tiềm tàng của mình.

Con người thay đổi, mối quan tâm và mục tiêu của bạn cũng có thể thay đổi. Không thích một công việc nào đó, một nghề nào đó là bởi bạn chưa hiểu rõ tính chất, ý nghĩa và tác dụng của nghề đó. Một khi được tiếp xúc và hiểu nó hơn, khả năng tương thích được phát triển thì dần dần bạn sẽ hứng thú với nghề nghiệp sẽ theo này.

Bạn cũng đừng sợ thiếu bằng cấp, người ta không “khờ dại” trả cho bạn một đống tiền chỉ vì bạn có bằng cấp, mà chính khả năng lành nghề của bạn mới chứng tỏ được giá trị của bạn. Làm sao có thể phát huy hết tiềm năng của mình với một nghề bạn cho là “cao sang” nhưng không phù hợp? Làm sao có thể gọi là “hèn kém” với một nghề mà bạn có thể yêu thích và làm tốt với khả năng phù hợp của mình?

Mỗi chúng ta làm nghề gì, cần phải căn cứ vào tố chất của mình, hoàn cảnh kinh tế gia đình và nhu cầu xã hội. Thật tuyệt vời nếu kết hợp được cả nhu cầu xã hội, hoàn cảnh gia đình cho phép theo đuổi nghề nghiệp phù hợp với tố chất của mình. Bạn sẽ phát huy được sở trường, bạn sẽ thấy công việc có ý nghĩa tích cực, bạn sẽ hài lòng với việc làm của mình và nhất định thành công.

Đánh giá ưu thế và hạn chế của hoàn cảnh. Nếu cần, chuyển đến một lĩnh vực khác, ngay cả lùi lại một bước để học hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm mới. Không tự xác định mục tiêu để mình đi tới, sự nghiệp và cuộc đời của bạn sẽ chỉ là những tình cờ đầy may rủi. Chẳng phải bạn đã từng hoặc có thể là đang cảm thấy rất thất vọng, ê chề và bất mãn đó sao? Vì sao?

Vì bởi bạn chưa có hướng đi thật sự cho đời mình. Những nẻo đường “mộng mơ” bạn đã muốn theo đó, có thể nó không thật sự là con đường của bạn. Con đường ảo tưởng được hình thành từ những quan niệm phân biệt sang, hèn, cao, thấp của những người khác, do những người khác quyết định, bạn bắt chước và chạy trên con đường không phải của mình, không phù hợp với mình như thế, thì làm sao có thể đên đích thành công?

Hãy nhận thức cho được sở thích và khả năng thật sự của bạn để sử dụng chúng. Tôi cho bạn công thức thành công trong sáu chữ: “Suy nghĩ kỹ - rồi làm kỹ”. (EDWARD RICKENBECKER). Ngày mai là một ngày mới, hãy bắt đầu với nó một cách tuyệt hảo và quyết tâm: Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào đời!
Theo Văn Chí Kỳ (Hieuhoc.com)
->Đọc tiếp...

Tại sao bạn vẫn chưa được tuyển dụng?

Năm qua, bạn đã liên tục cập nhật sơ yếu lí lịch của mình, tận dụng tối đa mạng lưới quan hệ và thường xuyên tham gia phỏng vấn nhưng vẫn chưa nhận được một lời đề nghị công việc nào cả. Tại sao vậy?
Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chính bạn:

1. Bạn đã không trung thực
Bất cứ lời nói dối nào quá trình tìm việc, dù trong sơ yếu lí lịch hay trong cuộc phỏng vấn sẽ khiến bạn tự đánh mất cơ hội của mình. Theo một thống kê của trang web CareerBuilder, 49% nhà tuyển dụng đã phát hiện ra ứng viên không trung thực và tự động loại bỏ họ. Mọi điều giả dối sớm muộn sẽ bị phơi bày. Do đó, bạn hãy thành thật ngay từ đầu. Nếu bạn có điều gì không rõ ràng trong quá khứ, hãy giải thích câu chuyện trong thư đi kèm. Bên cạnh đó, bạn nên tập trung vào sức mạnh và những thành công của mình.

2. Bạn nói xấu công ty cũ
44% nhà tuyển dụng cho biết nói xấu công việc cũ hoặc hiện tại là một trong những sai lầm gây bất lợi nhất cho ứng viên. Kể cả khi không còn làm việc cùng họ, bạn cũng không nên " xả " hết trách móc, than vãn về những việc đã qua với người phỏng vấn. Nếu là người khôn khéo, bạn nên chuyển những điểm tiêu cực đó theo hướng tích cực hơn. Ví dụ, nếu mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp không tốt, hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn mong muốn được làm việc trong một môi trường mà mình là một phần trong nhóm, mọi người hoà hợp với nhau nhưng vị trí hiện tại ( hoặc cũ ) không làm bạn thoả mãn về điều đó.

3. Bạn không thể hiện được tiềm năng dài hạn của mình
Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những người có khát khao cống hiến và làm việc tốt nhất cho công ty. Vì thế bạn hãy chứng tỏ mình muốn và có khả năng phát triển cùng tổ chức. Nếu được hỏi tới tương lai của bạn trong 5 năm tới, bạn lại đưa ra câu trả lời không liên quan tới vị trí hoặc công ty bạn đang dự tuyển, cơ hội thành công của bạn rất thấp. Thay vào đó, hãy hỏi lại:" Ứng viên thành công cho vai trò này sẽ có bước tiến sự nghiệp ra sao trong công ty?" Điều đó chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn có tham vọng gắn bó với công ty.

4. Bạn để lại bằng chứng không có lợi trên mạng
Các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm trực tuyến là cách tìm việc phổ biến nhất hiện nay. Thống kê cho thấy 45% nhà tuyển dụng tìm người và kiểm tra qua Internet. 35% trong số họ đã tìm thấy nội dung chống lại ứng viên. Do đó, hãy đảm bảo bạn không post ảnh, nội dung, đường link không lành mạnh như nói xấu công ty, sếp cũ trên mạng. Đừng đánh mất cơ hội chỉ vì những hành động nông nối nhất thời của mình.

5. Bạn không biết gì về công ty
Theo 2 điều tra riêng biệt của trang CareerBuilder, 58% nhà tuyển dụng nói rằng tham gia cuộc phỏng vấn mà không có kiến thức cơ bản về công ty là điều không chấp nhận được. Và 49% bổ sung thêm không đặt ra được câu hỏi hay cho nhà tuyển dụng cũng khiến ứng viên đánh mất cơ hội nhận được lời đề nghị công việc. Giải quyết vấn đề này, rất rõ ràng và đơn giản, hãy làm bài tập về nhà trước khi đi phỏng vấn: tìm hiểu công ty qua Internet, báo chí; chuẩn bị câu trả lời và nhờ ai đó giúp bạn luyện tập trong một cuộc phỏng vấn giả. Bạn càng chuẩn bị tốt, điểm của bạn sẽ càng cao.

6. Bạn hành động buồn chán, tự kiêu hoặc không hứng thú trong cuộc phỏng vấn
43% nhà tuyển dụng cho biết một trong những sai lầm lớn nhất của ứng viên là tới cuộc phỏng vấn với khuôn mặt buồn rầu, tự kiêu, không quan tâm. Mọi ngành nghề đều muốn nhân viên nhiệt tình nhất làm việc với những khách hàng quan trọng. Do đó, khi tìm việc, ít nhất bạn cũng nên chứng tỏ với nhà tuyển dụng nguồn năng lượng dồi dào, sự nhiệt tình có thừa của mình.

7. Bạn cung cấp quá chi tiết thông tin cá nhân
17% nhà tuyển dụng cho biết cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân trong cuộc phỏng vấn là điều không cần thiết. Những thông tin cá nhân không chỉ khiến nhà tuyển dụng bị xao nhãng mà bạn còn tự tạo cho mình định kiến khi nói quá cụ thể về sở thích, tôn giáo, sắc tộc… Dù không có cớ gì nhà tuyển dụng lại phân biệt đối xử với ứng viên về những điều đó nhưng một số người vẫn làm vậy. Do đó, đảm bảo thông tin bạn đưa ra là cần thiết và phù hợp.

8. Bạn chỉ quan tâm tới tiền bạc
Một nguyên tắc chung là bạn không bao giờ nên khơi mào vấn đề tiền lương trước nhà tuyển dụng. Làm vậy là quá trơ và khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chỉ quan tới tiền bạc chứ không màng tới lợi ích của công ty. Tuy nhiên, nếu vấn đề được đưa ra, hãy trung thực về mức lưong trong quá khứ của bạn. Ngày nay, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xác định được chúng, vậy chớ dại gì lại nói dối.

9. Bạn không hoặc không thể đưa ra ví dụ về thành tựu của mình
Công ty nào cũng muốn nhân viên chứng tỏ được khả năng của mình như làm tăng doanh thu, giảm chi phí sản suất hoặc giúp ích ở một phương diện nào đó. Nếu tất cả những gì bạn có thể đưa ra là sự im lặng về thành công và không minh hoạ được mình sẽ cống hiến cho công ty ra sao, tất nhiên họ sẽ không hứng thứ với bạn. Do đó, tối thiểu bạn cũng phải thể hiện được khả năng của bản thân nếu muốn được tuyển dụng.

10. Bạn không có đủ kinh nghiệm
Người quản lí không có nhiều thời gian để đào tạo, hướng dẫn nhân viên. Họ sẽ thiên về tuyển những nhân viên có sẵn kinh nghiệm hơn là người chưa có. Vì thế bạn phải đưa ra được những minh hoạ cụ thể về kinh nghiệm liên quan tới công việc mình đăng kí.
Nguồn Dântrí
->Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Mẹo tìm việc part-time

Vào một thời điểm nào đó, bạn thấy mình cần phải tìm một công việc làm thêm ngoài giờ hành chính. Nhu cầu này có thể xuất phát từ rất nhiều lý do: công việc chính quá nhàn rỗi, muốn kiếm thêm thu nhập, muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới,…

Điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới, đó là lướt qua các công ty bạn muốn làm việc để hỏi xem họ hiện có những công việc kiểu đó hay không.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một vài mẹo sau đây:

Hỏi chính sếp cũ của bạn
Nếu trước đây bạn đã từng có một công việc tốt và không ngại phải quay lại làm việc ở công ty cũ trong vai trò một nhân viên part-time, bạn có thể liên hệ với một người quen của mình tại đó hoặc với ông chủ cũ để hỏi thăm những vị trí còn để ngỏ. Kể từ thời gian bạn nghỉ làm ở đó tới nay nếu bạn đã tích luỹ được thêm các kỹ năng mới, trong việc sử dụng máy tính chẳng hạn, bạn đừng quên đề cập điều này trong khi trò chuyện. Nếu quả thực trong công ty còn những vị trí part-time phù hợp với trình độ và khả năng của bạn thì hãy hỏi về việc nộp đơn xin việc và sơ yếu lý lịch.

Liên hệ với công ty cung cấp những việc phù hợp với sở trường của bạn
Chẳng hạn, nếu bạn đã quen đảm nhiệm công việc của một copywriter, bạn có thể liên hệ với các công ty quảng cáo để tìm xem bạn có thể làm việc vài giờ hay vài ngày mỗi tuần cho công ty nào đó. Để được thuận lợi, nhiều khi bạn phải chấp nhận thời gian đầu chỉ làm vài ngày trong một tháng, sau này, khi đã chứng tỏ được năng lực bạn có thể kiếm được những công việc thường xuyên và lâu dài hơn.

Tìm những tổ chức muốn khai thác lợi ích từ những kỹ năng của bạn
Rất nhiều công ty, viện nghiên cứu và các quỹ không đủ tiền thuê toàn bộ số nhân viên cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc mong muốn. Do đó, họ cần tìm một số nhân viên part-time để phủ lấp khoảng trống công việc cần làm hoặc chỉ để làm vài ngày một tuần để họ không phải thanh toán các khoản trợ cấp cũng như thêm giờ của nhân viên.

Bất kể bạn có những kỹ năng làm việc nào, hãy gọi điện tới các công ty được niêm yết trên Những trang vàng trong danh bạ điện thoại hoặc những rao vặt trên báo để hỏi xem họ có cần những kỹ năng của bạn trong các vị trí part-time hay không.

Liên hệ với các công ty môi giới việc làm
Đó có thể là các dịch vụ cung cấp nguồn việc tạm thời, các đơn vị việc làm trực tuyến hoặc các tổ chức quốc gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn. Những đơn vị, tổ chức đó sẽ giúp bạn cập nhật các thông tin về việc làm part-time phù hợp với chuyên ngành của bạn.

Tham dự một vài lớp học bổ sung các kỹ năng mới để đáp ứng tốt hơn cho công việc
Nếu bạn thấy mình còn thiếu một số kỹ năng sử dụng máy tính, hãy đăng ký theo học lớp vi tính vì rất nhiều công ty hiện nay muốn tuyển dụng những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm phổ thông. Trường hợp bạn đã ấp ủ trước một dự định việc làm cụ thể nào đó trong đầu, chẳng hạn là một trợ giảng, bạn cần tìm hiểu những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu và được thuê làm người hỗ trợ giáo viên trong lớp.

Một vài tuần đầu tư công sức, trí tuệ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để tìm được công việc làm thêm phù hợp với kỹ năng cũng như sở thích của bạn.

Nói chung tìm việc part-time luôn dễ dàng hơn tìm việc full-time. Hãy chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch đáng tin cậy và tự đào tạo mình những kỹ năng cần thiết để có thể gây được ấn tượng tích cực với các giám đốc công ty, những người bạn mong muốn được cùng làm việc.
Theo computerjobs.vn
->Đọc tiếp...

Bạn có phải là người linh hoạt khi xin việc?

Trong thời điểm khó khăn hiện nay, các ứng viên thường được khuyên rằng nên linh động trong các vấn đề: tiền lương, nội dung công việc… Tuy nhiên, bạn nên thực tế bởi một số yêu cầu của nhà tuyển dụng có thể gây khó khăn cho bạn.
Để biết mình linh động ở mức độ nào, hãy trả lời những câu hỏi sau:

1. Bạn cần tiền tới mức nào?
Bạn sắp không có chỗ ở vì đã quá hẹn tiền nhà nhiều tháng và cả gia đình đang trông chờ vào bạn, bạn không còn cách nào khác ngoài chấp nhận bất cứ công việc nào.

2. Liệu công việc có khiến bạn khổ sở?
Chấp nhận một công việc không phù hợp với mình sẽ làm tăng nguy cơ bị sa thải sau vài tháng. Điều đó cũng làm quá trình tìm việc tiếp theo của bạn khó khăn hơn. Nếu cảm thấy thực sự không hài lòng với những điều kiện cũng như nội dung công việc, bạn nên tiếp tục quá trình tìm việc của mình.

3. Bạn có thể giải thích tại sao mình chấp nhận công việc đó?
Nếu chấp nhận một công việc mới không có điều kiện tốt bằng công việc cũ, bạn phải giải thích được lí do. Câu trả lời: “Vì hiện tại tôi đang thất nghiệp và có thể làm bất cứ công việc gì”, sẽ không khiến nhà tuyển dụng cảm động. Tuy nhiên, nếu bạn có lí do thoả đáng như để có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực đó hoặc tăng cường các kĩ năng mới, một bước lùi ở hiện tại sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong sự nghiệp của bạn về sau.

4. Điều gì quan trọng nhất đối với bạn?
Bạn có thể linh hoạt hơn nếu công việc mang đến những điều thực sự quan trọng với bạn. Bạn sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp để có được công việc và địa vị mình mong muốn. Quãng đường đi làm dài hơn cũng không thành vấn đề vì đôi khi bạn có thể liên lạc qua điện thoại.

5. Công việc này có thể giúp ích cho bạn trong ngắn hạn cũng như dài hạn hay không?
Hãy xác định những điều bạn muốn đạt được trong vài năm tới và đánh giá xem công việc này có thể giúp bạn đạt được chúng hay không. Steve Levin, CEO của một công ty hướng dẫn và đào tạo nghề nghiệp ở California, Mĩ, cho biết: “Nhiều người tìm việc cảm thấy sợ hãi và lo lắng tình trạng thất nghiệp nên đã bỏ qua những mục tiêu dài hạn của mình để chạy theo nhu cầu ngắn hạn. Do đó, họ đánh mất động lực làm việc và tất nhiên hiệu quả công việc sẽ không cao”.

6. Bạn sẽ làm gì nếu cứ chờ đợi công việc "trong mơ" của mình ?
Nếu cứ chờ đợi để tìm được một công việc tốt hơn, bạn sẽ làm gì trong thời gian đó? Thất nghiệp dài hạn có thể gây ra những khó khăn cả về tài chính lẫn sự phát triển nghề nghiệp cho bạn. Do đó, hãy cân nhắc thật kĩ. Nếu có đủ điều điện để chờ đợi, bạn có thể kiến quyết với nhà tuyển dụng cho tới khi nhận được một lời đề nghị công việc tốt hơn. Ngược lại, nếu không có sự lựa chọn nào khác, bạn nên linh hoạt khi thương lượng công việc với nhà tuyển dụng.
Theo ceohcm.com
->Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

"Lấy lòng" nhà tuyển dụng

Ngay khi nhận được thư mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng, bạn cần lên kế hoạch chi tiết để vượt qua "cửa ải" cuối cùng trên chặng đường tìm việc.

Bạn băn khoăn không biết nhà tuyển dụng sẽ ghi nhớ, ấn tượng với những kiểu ứng viên nào? Dưới đây là đáp án:

Ứng viên chuẩn bị kỹ càng nhất
Nhà tuyển dụng thường thích những ứng viên chăm chỉ và tỉ mỉ với bất kỳ công việc gì. Những ứng viên chịu khó dành thời gian tìm hiểu thông tin về công ty cũng như chuẩn bị cách ứng xử khi tham gia phỏng vấn sẽ là người chiếm ưu thế nhất.

Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu về hoạt động của công ty, đặc biệt là những vấn đề mà công ty đang gặp phải (như khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ còn yếu, thiếu đội ngũ giàu kinh nghiệm…). Khi bạn có thể nói về tiểu sử và tình trạng hiện tại của công ty một cách trôi chảy, bạn sẽ chiếm được cảm tình của người phỏng vấn. Và nếu bạn đưa ra được giải pháp cho một trong các vấn đề của công ty, chắc chắn bạn sẽ được tuyển dụng.

Ứng viên cư xử tự nhiên nhất
Hầu hết các ứng viên khi đi phỏng vấn đều đọc qua sách báo và hỏi những người có kinh nghiệm về cách trả lời các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn, vì thế giữa các ứng viên sẽ có sự tương đồng trong cách trả lời và ứng xử.

Do đó khi phỏng vấn, nếu bạn cư xử tự nhiên và bằng thực lực của mình trả lời nhà tuyển dụng, bạn sẽ để lại ấn tượng với họ. Nếu bạn thẳng thắn và trung thực về điểm mạnh - điểm yếu của bản thân, bạn sẽ càng được đánh giá cao.

Ứng viên biết cách hỏi thông minh nhất
Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn một buổi phỏng vấn “hai chiều”, nhưng họ cũng muốn chiều ngược lại đó phải thật sự sáng tạo. Họ muốn ứng viên đặt ra những câu hỏi thể hiện sự thông minh, có chiều sâu kiến thức chứ không phải những câu hỏi rập khuôn trên sách báo.

Trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể hỏi những câu hỏi về cách tổ chức của công ty hay cơ hội thăng tiến đối với nhân viên trong công ty...
Theo THỦY NGUYỄN (TTO)
->Đọc tiếp...

Trả lời phỏng vấn: nhanh và nhiều chưa hẳn tốt

Ngày nay, các ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thể hiện mình trước nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, một số ứng viên lại nói quá nhiều những ưu điểm của bản thân, hoặc huyên thuyên nhiều vấn đề khác nhau nhằm thể hiện mình đa tài và đa năng.

Trên thực tế nhà tuyển dụng không đánh giá cao những ứng viên này vì họ cần sự trình bày phân tích chi tiết và sâu thay vì thông tin nhiều nhưng mơ hồ, rời rạc.
Do vậy, để thật sự tạo được ấn tượng tốt, ứng viên cần chú ý những vấn đề sau:

- Không nên trình bày dài dòng về bản thân mà tập trung trả lời đúng, súc tích, rõ ràng câu hỏi của nhà tuyển dụng đặt ra. Chị Bùi Thị Ngọc Chi - trưởng phòng tư vấn tuyển dụng VIPdatabase.com chia sẻ: “Khi phỏng vấn, thông thường nhà tuyển dụng sẽ đề nghị ứng viên giới thiệu ngắn gọn về bản thân, và đã có không ít bạn trẻ nói quá nhiều về gia đình, anh chị em, sở thích thay vì trình bày về kinh nghiệm làm việc và kiến thức chuyên môn. Điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá không cao ứng viên”.

Theo chị, các ứng viên nên lắng nghe kỹ những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra để xác định vấn đề trọng tâm mà nhà tuyển dụng mong muốn. Ngoài ra, ứng viên nên chú ý đến giọng nói, chọn từ ngữ cẩn thận, tránh trả lời hấp tấp. Những suy nghĩ đầu tiên lóe ra trong đầu chưa hẳn là câu trả lời tốt nhất. Do đó, các ứng viên nên dừng lại một chút để suy nghĩ. Bằng cách này, ứng viên không những có thể chuẩn bị kỹ câu trả lời mà còn cho thấy mình là người suy nghĩ chín chắn trước khi nói.

Ứng viên cũng không nên chen ngang hoặc ngắt lời nhà tuyển dụng. Thay vào đó hãy ghi nhớ và trả lời đầy đủ các vấn đề nhà tuyển dụng đưa ra. Ngoài ra, tránh đề cập đến phúc lợi, lương bổng khi nhà tuyển dụng chưa yêu cầu.

Một điều ứng viên cần lưu ý nữa là không được tỏ ra rụt rè, thiếu tự tin mà cần phải thể hiện bản lĩnh khi đối diện với nhà tuyển dụng. Chị Trần Thị Kim Loan - phó bộ phận phát triển tài năng Công ty Nhân Việt - cho biết: “Để thật sự tự tin khi phỏng vấn, các ứng viên nên chuẩn bị trước danh sách những thành tựu đạt được về mặt cá nhân và chuyên môn, sau đó thực hành nói về các thành tựu với người thân hoặc bạn bè. Trang phục lịch sự cũng sẽ giúp ứng viên tự tin”.

Trước khi phỏng vấn, các ứng viên cũng nên tìm hiểu kỹ về yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng, tự đánh giá xem với khả năng, năng lực sẵn có thì mình có đủ tự tin để làm công việc đó hay không nếu được tuyển...
(Nguồn TTO)
->Đọc tiếp...

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

20 cách cải thiện hồ sơ trực tuyến

Hoàn cảnh người khôn việc khó hiện nay đòi hỏi mỗi người phải có một hồ sơ rất hiệu quả mới có thể thu hút được sự chú ý của các công ty. Theo một cuộc điều tra trên hơn 600 nhà tuyển dụng do Mỹ thực hiện, có 20 cách dưới đây giúp người tìm việc có thể cải thiện hồ sơ trực tuyến của mình.

Từ khóa!
Vì các công ty hay nhà tuyển dụng phân loại hồ sơ bằng phương pháp điện tử nên các từ khóa và các từ cụ thể mô tả năng lực, thành tích và kinh nghiệm làm việc của bạn rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của họ.
Tự tiếp thị hiệu quả
Bắt đầu với bản tóm tắt các năng lực trong đó đưa ra các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn trong vòng từ 6-8 dòng.

Phô trương kết quả
Các công ty muốn có bằng chứng bạn có thể đảm nhiệm vị trí họ đang tuyển. Tóm tắt việc bạn đã làm và kết luận bằng kết quả đạt được, lưu ý những lợi ích mà công ty bạn đã/đang làm thu được từ đó. Dùng các con số và tỷ lệ phần trăm để phản ánh số tiền và thời gian tiết kiệm được. Ví dụ: Điều phối cuộc hội nghị hàng năm, bổ sung các chương trình mới. Kết quả đã tăng thêm 17% số người tham dự và 18% doanh số.

Ngắn gọn, súc tích
Một trang ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề là hiệu quả nhất. Hãy là một biên tập viên có kinh nghiệm, vứt bỏ mọi phần không liên quan hoặc không hữu ích cho công việc đang nhắm tới. Nhấn mạnh vào các kinh nghiệm gần nhất - trong khoảng từ 5-7 năm. Mô tả chi tiết các nhiệm vụ chính từng thực hiện.

Đúng mục tiêu
Tập trung nội dung của các hồ sơ theo đúng tên công việc đang ứng tuyển. Sẽ hiệu quả hơn nếu mỗi chức danh công việc có một hồ sơ (ví dụ, một hồ sơ cho vị trí “Chuyên viên đào tạo”, một cái khác cho “Giám đốc chương trình”) và chỉ đưa vào các thông tin phù hợp với công việc đó.

Dễ nhìn, dễ đọc
Định dạng của một hồ sơ trực tuyến cần phải dễ đọc, rõ ràng và chuyên nghiệp. Đảm bảo các câu đều cô đọng và có đủ khoảng cách cần thiết giữa các ý. Tránh dùng các font chữ điệu đà, in nghiêng hay in đậm. Tốt nhất là sử dụng font Times New Roman hay Arial với cỡ chữ từ 12-14. Nhớ gạch đầu dòng cho mỗi ý quan trọng.

Rõ ràng
Không nói chung chung. Nói chính xác điều bạn định nói, dùng càng ít từ càng tốt để diễn đạt một vấn đề.

Chính xác
Trình bày các kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm một cách tích cực mà không thổi phồng hay nói sai sự thật. Nếu các trách nhiệm công việc không được mô tả đầy đủ bằng chức danh công việc, hãy chỉ ra các khả năng của bạn với các thuật ngữ phù hợp (ví dụ: điều phối sự kiện thay vì điều phối nhân viên). Liệt kê công việc, công ty và ngày tháng làm việc ở từng nơi.

Dùng động từ
Bắt đầu mỗi câu bằng một động từ để tăng thêm sức mạnh cho câu đó. Không dùng dấu /, chỉ dùng các câu ngắn. Ví dụ: Thiết kế tờ rơi quảng cáo mới cho công ty.

Đầy đủ
Viết đầy đủ tên trường, thành phố, các chức danh vì không phải ai cũng luận được các chữ viết tắt.

Ý ngắn gọn
Viết hồ sơ không đòi hỏi các câu đầy đủ ngữ pháp; tốt nhất là sử dụng các cụm, ngữ mang tính mô tả để nêu vấn đề. Lưu ý nếu có dùng các thuật ngữ thì một người không trong ngành cũng có thể hiểu được.

Thì quá khứ
Nếu dùng tiếng Anh, sử dụng thì quá khứ trong mọi câu vì điều đó hàm nghĩa bạn đã làm việc đó trước đây. Điều này khẳng định với công ty bạn có thể đảm đương những công việc đó.

Hoàn hảo
Hồ sơ của bạn đăng lên phải thật hoản hảo. Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, đặc biệt trong email. Lỗi đánh máy là lỗi mà nhiều giám đốc nhân sự và nhà tuyển dụng phàn nàn nhất và những người mắc lỗi sẽ không có cơ hội được xem xét.

Đọc dò cẩn thận
Đừng tin chức năng kiểm tra lỗi chính tả của máy tính. Đọc to mọi chữ lên để đảm bảo tính chính xác.

Giúp nhà tuyển dụng đọc được hồ sơ
Những hồ sơ dài dòng, dày đặc chữ sẽ không thể đọc được. Hãy mạnh dạn xóa bỏ nếu cần để có một hồ sơ tốt. Sử dụng các khoảng trống, nhấn mạnh các ý quan trọng bằng gạch đầu dòng và loại bỏ những từ, ý thừa.

Không dùng đồ họa
Các thiết kế phức tạp sẽ làm cho người đọc bị sao nhãng. Không dùng các đường gạch, hình hộp, các đường viền hay các hình họa vì chúng sẽ gây ra lỗi khi gửi bằng phương tiện điện tử.

Không đưa các thông tin cá nhân
Hồ sơ của bạn sẽ không được coi là chuyên nghiệp hay khôn ngoan nếu bạn đưa các thông tin về tình trạng hôn nhân, giới tính, chiều cao, cân nặng, sức khỏe hay đưa ảnh vào hồ sơ.

Không đưa thông tin bất lợi
Hồ sơ không phải là nơi bạn thông báo bạn bị đuổi việc hay đã từng bị bệnh lâu dài. Đừng bao giờ nêu lý do vì sao bạn bỏ một chỗ làm; chỉ đưa ra thời gian làm việc. Không nên đề cập mức lương bạn muốn lĩnh trừ phi được yêu cầu.

Hãy cập nhật
Cập nhật các thông tin định kỳ ít nhất là ba tháng.

Kiểm tra
Hồ sơ của bạn có hiệu quả không? Nó có cho công ty thấy nhanh chóng và rõ ràng bạn có thể đảm nhiệm được công việc đó không? Các điểm bạn đưa ra có hỗ trợ cho công việc đó không? Có cần phải bỏ thông tin gì không? Các công ty có gọi bạn không?
Nếu câu trả lời là không, hãy nhờ ai đó có kinh nghiệm xem giúp và nghiên cứu thêm các ví dụ và hướng dẫn trên mạng để cải thiện hồ sơ.
Theo Vietnamworks
->Đọc tiếp...

Những nguyên tắc giúp thành công

Những thói quen tốt giúp bạn thành công, những thói quen xấu mang lại sự thất bại.

1- Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực
Trong cuộc sống đôi lúc bạn không đạt được kết quả như mong muốn, đìêu đó không có nghĩa là thất bại mà qua đó bạn trưởng thành hơn vì những kinh nghiệm từ thất bại đó. Bạn nên nhớ rằng tất cả những người thành công đã có những lúc thất bại hơn bạn bây giờ và họ đã biết cách vượt qua và trở nên nổi tiếng.

2- Xây dựng mục tiêu rõ ràng cho tương lai
Bạn hãy vạch ra kế hoạch trong năm năm bạn sẽ đạt được những gì, bạn đứng ở vị trí nào trong công ty. Để thực hiện được điều đó bạn phải làm gì bây giờ? đó chính là kế hoạch ngắn hạn của bạn trong hành trang vào đời. Tốt nhất bạn nên vạch ra thời khóa biểu cho một tuần và cố gắng thực hiện nó thật nghiêm túc.

3- Dám nghĩ dám làm
“Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, sợ gãy chân mà không dám đi thì chẳng khác nào bị gãy chân” Turgốt .Hãy biến những suy nghĩ của bạn thành những hành động, dám nghĩ dám làm là một trong những cách giúp bạn thực hiện những mục tiêu. Con đường đi đến thành công gặp không ít khó khăn nhưng bạn hãy bản lĩnh và tự tin sẽ giành được chiến thắng.

4- Giữ lời hứa
Sự uy tín giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ tốt đep. Một khi đã hứa với ai đó bạn cố gắng thực hiện, nếu vì lý do gì khiến bạn thất hứa cũng nên nói lời chân thành và điện thoại xin lỗi sớm nhất để người khác hiểu và thông cảm bạn hơn. Người xưa có câu để xây dựng niềm tin mất đến ba vạn nhưng bán danh chỉ một đồng.

5- Quản lý thời gian
Có ba điều quý giá trong cuộc đời mà chúng ta không bao giờ lấy lại được đó là thời gian, cơ hội và lời nói. Biết quản lý, sắp xếp thời gian phù hợp bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.

6- Yêu quý bản thân
Những người không biết yêu bản thân mình sẽ không bao giờ biết yêu thương người khác. Khi bạn yêu quý bản thân đồng nghĩa với việc bạn sẽ có những nguyên tắc và thói quen tích cực giúp bạn sống tốt hơn và cảm thấy lạc quan. Bạn sẽ sẵn sàng đón nhận thất bại và luôn hướng về phía trước.
Theo Hướng Nghiệp
->Đọc tiếp...

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Trang chủ triệu đô

Từ hồ sơ “Tại sao tôi đã không nghĩ thế?”: Hãy học cách chàng trai 21 tuổi kiếm được hơn 1 triệu USD trong vòng 5 tháng.
Với một sinh viên chuẩn bị vào đại học, một tài khoản ngân hàng thấu chi và hai mươi phút suy nghĩ tìm cách kiếm tiền để trả học phí, và bạn sẽ có gì?
Một ý tưởng trị giá 1 triệu USD khiến mọi người trên thế giới phải vỗ đầu và than thầm “Tại sao tôi không nghĩ đến nó nhỉ?”.

Chỉ còn một tháng trước khi bắt đầu 3 năm đại học, và một tài khoản ngân hàng trống rỗng – Alex Tew quyết tâm tìm cách để không phải vay để trang trải học phí. Với một quyển sổ và một cây bút, Tew đã thức một đêm để nghĩ cách kiếm tiền.

Để khởi đầu óc sáng tạo của mình, anh chỉ viết duy nhất một câu hỏi trong sổ của mình: Làm thể nào để tôi có thể trở thành triệu phú? Hai mươi phút sau, anh đã có câu trả lời: Bán 1 triệu pixel không gian quảng cáo trên website với giá 1USD/pixel. “Tôi nghĩ đây là một ý tưởng kỳ quặc, nhưng nó có thể thành công lắm chứ… Tôi không có gì để mất cả.”

Một ý tưởng độc đáo
Tew đã có một số kinh nghiệm với việc thiết kế website, vì vậy với một số tiền ít ỏi $100, anh đã mua tên miền và một số dịch vụ host web đơn giản, tiến hành thiết kế trang web MillionDollarHomepage.com, và đưa trang web vào hoạt động trong 2 ngày.
Ý tưởng rất đơn giản: Các công ty có thể mua các khoảng 10×10 pixel hoặc lớn hơn với giá $1/pixel và để logo và đường link trên trang chủ của anh. Tew biết sẽ không ai quan tâm đến việc mua pixel của cậu nếu cậu không quảng cáo, vì vậy, cậu đã thuyết phục một số gia đình và bạn bè mua 1000 pixel đầu tiên. Cậu cũng nghĩ nên để báo chí biết đến ý tưởng của cậu – “Những sinh viên túng tiền thường có những ý tưởng kỳ quặc để kiếm tiền học đại học” – vì vậy Tew đã dùng tiền kiếm được từ 1000 pixel đầu tiền để viết bài và gửi cho tạp chí địa phương ở vùng Cricklage, Anh của cậu (khoảng 1,5 giờ đồng hồ phía tây London).

Báo chí của UK nhanh chóng đưa tin này, nhưng ấn tượng hơn và tỏ ra là công cụ marketing hữu hiệu nhất là việc các blogger, các diễn đàn online, các chat room cũng bắt đầu đăng về câu chuyện này. Tin tức lập tức truyền qua tất cả các phương tiện truyền thông khác nhau và chỉ trong vòng 2 tuần Tew đã bán được một số lượng pixels với giá hơn $40,000 – đủ để trang trải 3 năm đại học. Cũng không bao lâu sau, báo chí ở 35 quốc gia khác đã viết về ý tưởng trang web một triệu đô của Tew. Và chỉ trong vòng 5 tháng, Tew đã đạt được mục tiêu thu được 1 triệu đô la từ việc bán các pixel. Chỉ trong vòng 2 tuần cuối cùng, đã có xấp xỉ 4 triệu lượt truy cập vào trang web của cậu. Sở dĩ có số lượng lớn truy cập như vậy một phần là do cậu rao bán trên eBay. Với chỉ 1000 pixel còn lại nhưng có tới hàng trăm người muốn có phần trong lịch sử internet. “Tôi nghĩa cách duy nhất để có thể đáp ứng được nhu cầu mà không phải thực hiện thêm một trang khác là rao bán 1000 pixel cuối cùng trên eBay”.

Vào ngày 11 tháng 1, cậu đã bán được chỗ quảng cáo cuối cùng trên trang web với giá $38.000, thu được tổng cộng nhiều hơn mục tiêu 1 triệu $. “Tôi đã chi khoảng $40,000 để duy trì bảo dưỡng và quảng cáo trang web, sẽ phải mất ít chi phí để trang web hoạt động. Nhưng lợi nhuận kiếm được khá tốt”.

Học cách thích nghi
Nếu như bạn nghĩ rằng Tew đã có thể không phải vay nợ với một ý tưởng tìm được chỉ trong 20 phút, bạn hãy nghĩ lại. Phần lớn sự thành công của cậu có được là nhờ khả năng nhanh chóng tìm được các giải pháp và thích ứng với những vấn đề không dự tính được liên tục xảy ra trong 5 tháng qua.
Tew nói “Mọi việc diễn ra với những cách mà tôi thực sự chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi phải thích nghi nhanh chóng do mối quan tâm quá lớn của người mua”.
Một trong những khó khăn đầu tiên mà Tew gặp phải là khi website của anh không được chuẩn bị cho khối lượng truy cập quá lớn. Ban đầu, Tew phải tự mình upload từng hình ảnh và tất cả các đường link. Khi hàng trăm đơn đặt hàng bắt đầu đổ vào, Tew phải thuê thêm 2 người nữa để giúp anh duy trì cơ sở dữ liệu của trang web và quan hệ với khách hàng.

Khó khăn lớn tiếp theo xảy ra khi Paypal khoá tài khoản của Tew (chính sách chống gian lận của Paypal tự động khoá những tài khoản có khối lượng giao dịch lớn để chống những âm mưu rửa tiền). Tew buộc phải tìm kiếm một cách thức thanh toán khác để có thể phù hợp với lượng đặt hàng anh nhận được. Ba giờ sau khi Paypal khoá tài khoản, Tew đã tìm thấy cách thức thay thế. Và dù Paypal cuối cùng đã mở khoá tài khoản của anh, Tew vẫn sử dụng cả hai hình thức thanh toán để tránh vấn đề tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Tew cũng phải học cách để chỉ huy người khác. “Trong các dự án trước, tôi luôn muốn mình tự làm mọi thứ”, anh nói “ với dự án này tôi không có cách nào khác là phải thuê thêm người”. Vì vậy, anh yêu cầu sự trợ giúp của gia đình, bạn bè và thậm chí một người làm PR ở Mỹ để giúp anh quan hệ với báo chí quốc tế. Tew nói thêm, “tôi đã học được giá trị của việc để người khác chịu trách nhiệm đối với những khía cạnh khác nhau của công việc.”

Bước tiếp theo

Hiện nay, Tew đang bảo lưu kết quả vào Đại học cho đến tháng 9 tới để có thời gian đánh giá lại con đường sự nghiệp để quyết định hướng anh thực sự muốn theo. “Tôi nhận được rất nhiều lời mời gọi từ một số các công ty internet lớn nhất, nhưng tôi nghĩ kế hoạch dài hạn của tôi là lập một doanh nghiệp cho riêng mình làm những gì mình thích.”

Hiện tại, Tew đang định ủng hộ một phần lợi nhuận thu được cho một tổ chức từ thiện địa phương ở UK để giúp những người trẻ tuổi bắt đầu sự nghiệp của mình. Chính tổ chức từ thiện này đã từng giúp anh có được khoản vay $3.500 để làm các dự án liên quan đến âm nhạc.
“Thật là tuyệt nếu bạn có thể đền đáp lại. Và nếu tôi có thể trở thành nguồn cảm hứng cho những người trẻ tuổi bắt đầu kinh doanh thì đó cũng là một việc tuyệt vời.”, anh nói.

Lời khuyên của một doanh nhân trẻ
Mới chỉ 21 tuổi nhưng đã là một doanh nhân có kinh nghiệm, Alex Tew có một vài lời khuyên với bất kỳ ai muốn bắt tay vào kinh doanh.

• Nếu bạn không chuẩn bị, hãy sẵn sàng cho thất bại. “Đây là một câu nói cũ, có vẻ sáo rỗng nhưng hoàn toàn chính xác. Nếu tôi biết được công việc đó thành công đến như vậy, tôi đã có thể chuẩn bị tốt hơn. Nhưng hoạt động và có những điều chỉnh thích ứng trong quá trình đó cũng là một kinh nghiệm quý giá và tôi biết tôi sẽ không mắc phải những sai lầm trong những lần sau.”Một phần của sự chuẩn bị là có một kế hoạch kinh doanh. “Có thể rất khó để làm những dự báo dòng tiền khi bạn chưa bắt đầu dự án hoặc viết một kế hoạch kinh doanh khi bạn không biết bạn sẽ làm được những gì,” Tew nói, “nhưng bạn phải nắm chắc được cái mà bạn muốn đạt được”.
• Luôn sáng tạo. “Điều lớn nhất tôi đã học được là phải có niềm tin vào sự sáng tạo vì ý tưởng có thể thành hiện thực”, Tew nói
• Có đủ thị trường cho sản phẩm. Tew khuyên “sở thích của bạn phải đủ lớn để có thể kiếm được tiền. Năm 2002, Tew đã đưa ra trang web Humanbeatbox.com, một trang web dành cho những người chơi nhạc cụ bằng miệng. Trang web này hiện có hơn 11,000 thành viên và là một trong những trang web lớn nhất của những nhạc sĩ beatbox, nhưng điều này cũng đã dạy Tew một bài học quý giá “Sai lầm tôi đã gặp phải là beatbox là một điều tuyệt vời nhưng không kiếm đủ tiền để có thể có thể duy trì bền vững. Khi mọi người bắt đầu kinh doanh dựa trên sở thích của mình, họ nên chắc rằng có đủ thị trường cho sở thích đó”.
• Không ngừng cố gắng. “Trong những năm qua, tôi đã có rất nhiều ý tưởng, những ý tưởng đó không nhất thiết phải thành công như ý tưởng này, nhưng tôi đã học được rất nhiều với mỗi ý tưởng. Không có cái được gọi là thất bại vì mỗi khi bạn thất bại, bạn học được một số thứ mà bạn sẽ không mắc phải trong lần sau. Vì vậy hãy luôn cố gắng, thử nghiệm. Và chúc bạn thành công.”
Theo ceohcm.com
->Đọc tiếp...

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

9 bí quyết để tự tin khi tìm việc

Tìm kiếm một công việc phù hợp với mình khiến bạn phải mất rất nhiều thời gian, đôi khi cảm thấy mệt mỏi. Để giúp cho mình tự tin và thoải mái hơn trong quá trình tìm việc, bạn có thể làm theo những bí quyết dưới đây:
1. Lên lịch cho một ngày
Sắp xếp lịch cho một ngày mới hợp lý sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi tìm một công việc và bạn cũng sẽ không cảm thấy thời gian tìm việc trôi qua một cách buồn tẻ

Bạn hãy tìm kiếm một công việc thật sự muốn làm, đừng do buồn bã mà chấp nhận “làm đại” một công việc không thích hợp

2. Giữ vững sự kiên trì
Đôi khi quá trình tìm việc gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Bạn đừng nản lòng. Hãy kiên trì tìm kiếm theo đuổi những ước mơ của mình cho đến khi nhận được lời mời phỏng vấn

3. Biết được thế mạnh của bản thân
Hãy cảm nhận thế mạnh của mình. Hãy để sức mạnh tiềm tàng này lớn dần trong bạn, cho bạn năng lực suy nghĩ và hành động

4. Lạc quan, tin tưởng mọi người
Có mối quan hệ tốt với mọi người và tin tưởng họ

5. Làm một vài công việc từ thiện
Tham gia các hoạt động xã hội không chỉ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người mà còn là dịp giúp bạn tranh thủ tìm được việc tốt

6. Thường xuyên nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng
Điều này cũng mang lại cho bạn một lượng kiến thức xã hội rộng và nó rất có ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn nếu như nàh tuyển dụng hỏi bạn những câu hỏi ngoài lề.

7. Bắt đầu thực hiện những kế hoạch bỏ ngỏ
Trước đây đã từng có ý định làm một việc gì đó, học một khoá học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa thực hiện được thì đây là một dịp để bạn hoàn thành nó

8. Làm những công việc mình yêu thích

9. Để tâm hồn thư thái
Thời gian này bạn hãy để cho tâm hồn mình thật thư thái, không nên căng thẳng hoặc buồn phiền.

Chúc các bạn may mắn và thành công

Nguồn tin247.com
->Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

5 nghề lương cao mà không cần bằng cấp

Muốn có được một công việc tốt, lương cao trước tiên cần phải có bằng cấp “xịn” trong tay. Điều này liệu có còn đúng trong thời buổi hiện nay?

Sau đây là 5 nghề “hot” nhất trên thị trường mà bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin việc mà không nhất thiết phải có những tấm bằng phòng thân.

1. Event Planning - Tổ chức sự kiện

Nếu bạn sở hữu một khả năng tổ chức sẵn có, óc sáng tạo và một cá tính sắc sảo event planner, người lên kế hoạch cho các sự kiện, có thể là sự lựa chọn không tồi. Công việc yêu cầu khả năng bao quát đến từng chi tiết nhỏ, ví dụ khi tổ chức cho một bữa tiệc bạn cần phải chú ý tới tất cả các khâu bao gồm chọn địa điểm, đặt đồ ăn, gửi thư mời và sắp xếp đi lại.
Thường xuyên phải làm việc thêm vào buổi tối và cuối tuần nhưng bạn cũng sẽ nhận được xứng đáng so với công sức bỏ ra. Chỉ cần tổ chức một sự kiện, bạn có thể kiếm tiền mua cả một căn hộ trị giá vài chục nghìn đô hay số tiền bạn kiếm được mỗi giờ cũng vào khoảng 20-40 USD. Sự kiện có quy mô càng lớn thì số tiền một planner có thể kiếm được càng nhiều.

2. Public Relations - Quan hệ công chúng

Là người giúp cho mạng lưới làm việc diễn ra suôn sẻ và được mệnh danh là “người kết nối”, bạn muốn trở thành một PR chuyên nghiệp? Chịu trách nhiệm về nội dung các ấn phẩm báo chí được phát hành, đảm bảo về độ chính xác cũng như cập nhật thường xuyên và phạm vi bao phủ của những sự kiện, thông tin về công ty cũng như sản phẩm mới xuất hiện đòi hỏi họ là những người sáng tạo, tháo vát và có khả năng ngoại giao xuất chúng.
Nhưng luôn nhớ rằng PR đôi khi yêu cầu bạn phải làm việc ngoài giờ mà không được trả công. Mặc dù không cần một chứng chỉ bằng cấp cụ thể nào để có thể theo lĩnh vực này, nhưng việc quan sát thực tập, học hỏi kinh nghiệm từ khi còn là sinh viên là một trong những con đường dễ dàng nhất đảm bảo trang bị kiến thức cho bạn vào nghề này.
Trung bình thu nhập bình quân cho một chuyên viên quan hệ công chúng vào khoảng hơn 40.000 USD/năm, theo như số liệu năm 2004.

3. Advertising - Quảng cáo

Đứng trước sự biến động của thị trường và nền kinh tế, nghề quảng cáo vẫn giữ một vị trí ưu thế trong các ngành hot nhất hiện nay. Công việc đòi hỏi những người có thể lực tốt, đầu óc sáng tạo và sức chịu đựng dẻo dai. Chỉ cần bằng cử nhân trong lĩnh vực liên quan như truyền thông hoặc marketing, bạn có thể trở thành một chuyên viên quảng cáo.
Họ là những người thiết lập những chiến dịch quảng cáo cho các doanh nghiệp, giữ liên hệ với giới truyền thông, hợp tác với các nhà cung cấp bản quyền và các công ty marketing để đảm bảo cho chiến dịch quảng cáo của mình diễn ra theo đúng tiến độ và trên phạm vi dự tính.
Hầu hết công việc của các chuyên viên quảng cáo đều yêu cầu cần đi lại thường xuyên. Tuy nhiên, lương thu về không tồi, khoảng hơn 40.000 USD/năm.

4. Web Designer - Thiết kế web

Cùng với sự bùng nổ của mạng internet thì nhu cầu về chuyên viên thiết kế web cũng gia tăng. Những con người chuyên nghiệp, đầy tính sáng tạo này cùng với những đồng nghiệp của mình để thiết kế và duy trì những trang web, nhằm truyền tải những thông tin, tin tức mới nhất tới khách hàng. Người thiết kế web cần phải thông thạo HTML và các chương trình đồ họa máy tính như Dreamweaver, Photoshop, Illustrator và Flash. Những phần mềm này thường được dạy trong một khóa học có chứng chỉ từ 6-12 tháng.
Trong khi những người làm việc tự do có thể kết thúc công việc tại nhà thì những người thiết kế web lại phải làm việc hết sức chu đáo cho đến khi công việc hoàn thành, và họ tự nguyện thay đổi, làm việc vào buổi đêm và thậm chí cả ngày nghỉ. Mức lương trung bình vào khoảng 60.000 đô la mỗi năm.

5. Search Engine Optimization - Tối ưu hoá thứ hạng công cụ tìm kiếm

SEO là quá trình tối ưu hóa web pages để được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo... thông qua những từ khóa xác định. Lương khởi điểm 40.000 USD.
Bà Amanda Vega, chủ tịch công ty tư vấn phát triển website, tiếp thị, phát triển thị trường và quan hệ công chúng cho biết: SEO là một lĩnh vực còn rất mới. Đối với nghề này, bằng cấp chỉ xếp thứ 2 sau kinh nghiệm. Mặc dù tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ của trường ĐH Columbia trong tay nhưng bà khẳng định bằng cấp quan trọng để đạt được khẳng định được vị trí của mình trong công việc và được hưởng mức tiền lương xứng đáng thì lao động chăm chỉ và kinh nghiệm vẫn là chìa khoá cho sự thành công.
(Theo Sức trẻ Việt Nam)
->Đọc tiếp...

Những nguyên tắc thành công